GỢI Ý 7 CONCEPT NHÀ HÀNG ĐỘC ĐÁO NHẤT HIỆN NAY
GỢI Ý 7 CONCEPT NHÀ HÀNG ĐỘC ĐÁO NHẤT HIỆN NAY
Lựa chọn concept đúng là bước đi quan trọng khi bạn mở một nhà hàng mới, chuyển sang địa điểm mới cũng như khi tái nhận diện thương hiệu.
Nếu chọn concept đúng, bạn sẽ nhận được kết quả tốt với sự hài lòng và trung thành từ khách hàng. Ngược lại, nếu chọn sai, lên thực đơn không phù hợp với không gian hay đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ không được họ ghé thăm lần thứ hai.
Vậy concept nhà hàng là gì? Làm sao để chọn cho mô hình F&B của mình một concept phù hợp nhất?
Khái niệm concept nhà hàng. Yếu tố nào tạo nên một concept nhà hàng thành công?
Concept nhà hàng là chủ đề và ý tưởng tổng thể về doanh nghiệp nhà hàng của bạn. Nó bao gồm các định dạng nhà hàng, loại dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp, và các món ăn.
Những yếu tố tạo nên thành công của một concept nhà hàng:
Tên thương hiệu:
Tên thương hiệu nên thể hiện được chủ đề của nhà hàng và cho khách hàng hiểu được được họ nên kì vọng điều gì ở bạn. Hãy đặt một cái tên đơn giản, dễ nhớ và phản ánh đúng concept bạn chọn.
Thiết kế Menu:
Diện mạo của Menu có thể phản ánh đúng concept bạn hướng tới. Hãy chọn phong cách thiết kế Menu để khách hàng có thể cảm nhận thông điệp bạn muốn truyền tải ngay từ trang đầu tiên.
Trang trí nội thất
Thiết kế nội thất, phong cách trang trí và bố trí bàn ghế nên thống nhất và thể hiện được nội dung của concept. Một không gian tốt giúp tăng trải nghiệm của khách hàng và đẩy cảm hứng thưởng thức của họ lên mức cao nhất.
Gợi ý 8 concept nhà hàng độc đáo cho các start-up:
1. Nhà hàng trực tuyến:
Đại dịch bùng phát cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao hàng đã làm thay đổi cuộc chơi F&B theo định hướng hoàn toàn mới. Bạn không cần phải có mặt bằng đẹp trên một con đường lớn, không phải đầu tư các khoản chi phí xây dựng và thiết kế không gian để có thể sở hữu một mô hình kinh doanh F&B như trước.
Mô hình này khuyến khích khách mua mang đi hoặc order tại nhà, hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và hành vi tiêu dùng hiện nay.
Ưu điểm:
- Chi phí nhân công và hàng tồn kho rất thấp, trong khi doanh số có thể tăng trưởng ổn định.
- Quy trình marketing online đơn giản, dễ nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu ăn uống trực tuyến.
- Dễ dàng thử nghiệm các concept khác nhau để tìm ra được phương án tốt nhất.
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát được nhu cầu cũng như công đoạn chăm sóc khách hàng vì bạn sẽ phụ thuộc vào bên thứ 3 (bên vận chuyển).
- Quy trình giao nhận phức tạp vì bạn phải làm việc với rất nhiều bên vận chuyển khác nhau cho cả đầu vào lẫn đầu ra.
- Mật độ cạnh tranh vô cùng cao vì ai cũng có thể sở hữu một mô hình tương tự.
2. Mô hình Cafeteria:
Cafeteria (Café) là mô hình tự phục vụ với bầu không khí, không gian thoải mái và dòng sản phẩm chủ đạo là cà phê, bánh ngọt và sandwich.
Ưu điểm:
- Số lượng sản phẩm ít, không cần quá kỳ công trong khâu chế biến.
- Chi phí chi trả cho nhân công thấp hơn so với các mô hình khác vì bạn cần ít nhân viên phục vụ hơn.
Nhược điểm:
- Số lượng món ăn hạn chế đồng nghĩa với việc menu không đa dạng, khách hàng có ít sự lựa chọn hơn.
- Những khách hàng thường tìm đến cafeteria vào buổi sáng và buổi trưa nên bạn phải tìm hiểu nhiều cách tiếp thị hơn để tạo doanh thu vào buổi tối.
3. Chuỗi thức ăn nhanh:
Chuỗi thức ăn nhanh phục vụ các bữa ăn hàng loạt, nhanh gọn và thường không có không gian để ngồi lại.
Ưu điểm:
- Chi phí nhân công thấp vì có ít dịch vụ hơn so với nhà hàng thông thường.
- Vì số lượng món trong menu hạn chế và hầu hết được chế biến khá nhanh nên chi phí bạn phải trả cho nguyên vật liệu thường rẻ hơn.
- Nhu cầu cho thức ăn nhanh trong thời đại mới là cực kì lớn.
Nhược điểm:
- Bạn khó có quyền kiểm soát và quyết định vì đa số mô hình thức ăn nhanh đều được nhượng quyền.
- Việc vận hành mô hình hoạt động xuyên suốt 24/7 có thể đem đến nhiều bất cập.
- Chi phí nhượng quyền ban đầu cao hơn so với việc mở một nhà hàng độc lập.
4. Nhà hàng Fast-casual:
- Đây là sự kết hợp của mô hình fastfood và casual dining, xuất phát từ nhu cầu mong muốn tận hưởng bữa ăn ngon trong một không gian đẹp nhưng vẫn tiết kiệm thời gian của người thành thị.
Ưu điểm:
- Concept này dường như là concept lý tưởng nhất cho nhịp sống hiện đại, khi nhu cầu ăn uống bổ dưỡng một cách nhanh chóng đang ngày một tăng cao.
Nhược điểm:
- Chi phí bạn phải bỏ ra sẽ lớn hơn mô hình fast-food thông thường vì bạn cần không gian đẹp, dịch vụ tốt và nhiều nhân viên phục vụ hơn.
- Chi phí bạn cần để làm ra món ăn sẽ cao hơn vì bạn cần sản phẩm đủ chất lượng để khách có thể ngồi lại và thưởng thức.
5. Quán ăn mang không khí gia đình:
Quán ăn gia đình phục vụ menu đa dạng, hướng đến tất cả mọi người và có quy trình phục vụ chuyên nghiệp hơn các mô hình ở trên. “Thân thuộc”, “thư giãn” và “ấm cúng” có thể là những tính từ miêu tả đúng nhất về concept này.
Ưu điểm:
- Đây là concept đã được nhiều chủ doanh nghiệp F&B áp dụng và thu về hiệu quả.
- Mô hình này phù hợp với những buổi họp gia đình, những cuộc gặp gỡ bạn bè.
- Dễ dàng thu hút được khách hàng thân thiết vì giá cả hợp lý và món ăn đa dạng.
Nhược điểm:
- Chi phí vận hành có thể cao vì mô hình của bạn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với số lượng nhân viên lớn.
6. Mô hình food trucks lưu động:
Mô hình xe tải thức ăn đã tăng trưởng và phát triển trong suốt một thập kỷ qua. Food trucks mang đến không gian mở đầy tính thư giãn với đa dạng các món ăn. Bạn có thể áp dụng food trucks với bất kì concept nào từ tráng miệng, món chính cho đến ăn vặt.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, vốn đầu tư ít
- Khá phổ biến với nhiều đối tượng khách hàng. Họ có thể tìm thấy bạn ở bất cứ đâu.
- Thay vì ở tại chỗ và chờ đợi họ, giờ đây bạn có thể đến gần với khách hàng mình hơn.
Nhược điểm:
- Không gian trong xe tải thường khá nhỏ, rất bất tiện trong việc chế biến món ăn.
- Việc không có một vị trí ổn định đôi khi cũng là bất cập đối với chủ sở hữu mô hình.
- Mật độ cạnh tranh cao vì ai cũng có thể đầu tư một mô hình như thế này.
7. Pub/Bar:
Pub và bar hoàn toàn là một concept thú vị, vì mô hình này thường được mọi người tìm đến kể cả khi vui lẫn khi buồn. Kể cả khi bạn đã chọn concept bar/pub, bạn vẫn có thể xây dựng được định hướng riêng với một số mô hình khác nhau như: pubs bán đồ ăn nhẹ, cocktail bars, wine bars, speakeasies, dive bars,…
Ưu điểm:
- Bạn sẽ có được doanh thu tiềm năng từ việc bán đồ uống có cồn
- Không cần đầu tư quá nhiều vào món ăn
- Rất nhiều concept đã đi vào hoạt động và gặt hái được thành quả.
Nhược điểm:
- Thông thường mô hình này rất hút khách vào buổi tối, dịp cuối tuần hay các dịp nghỉ lễ. Vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với những ngày lượng khách quá tải dẫn đến thiếu nhân lực để đảm bảo chất lượng phục vụ.
Phượng Hoàng Concept – giải pháp thiết kế concept – branding ngành F&B
Chuyên cung cấp các dịch vụ:
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0888.190919 – 0911.571819 để được giải đáp và tư vấn.
Xem thêm:
Những rủi ro cần lưu ý khi khởi nghiệp ngành F&B
5 bí quyết kinh doanh ngành F&B mùa Covid có thể bạn chưa biết.
8 mẹo marketing online nhà hàng hiệu quả
Lượt Xem: 4420